Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Mụn là nỗi ám ảnh chung của rất nhiều người bởi nó khiến gương mặt “mất điểm” trầm trọng. Đặc biệt là nhiều người trị hoài không hết dù đã kiên trì với nhiều biện pháp. Theo các Bác Sĩ da liễu, chỉ khi bạn phân biệt các loại mụn, biết chính xác mình…

Mụn là nỗi ám ảnh chung của rất nhiều người bởi nó khiến gương mặt “mất điểm” trầm trọng. Đặc biệt là nhiều người trị hoài không hết dù đã kiên trì với nhiều biện pháp. Theo các Bác Sĩ da liễu, chỉ khi bạn phân biệt các loại mụn, biết chính xác mình đang mắc phải mụn gì thì mới tìm đúng cách xóa sổ được lũ mụn đáng ghét. Cùng tìm hiểu trong bài viết này để dứt điểm mụn “cứng đầu” nhé!

PHÂN BIỆT CÁCH LOẠI MỤN

  • MỤN ĐẦU ĐEN

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen là do bụi bẩn, tế bào chết và dầu nhờn bít tắc trong lỗ chân lông tạo thành. Mụn có đầu màu đen, khá cứng, nằm trên bề mặt da và chủ yếu tập trung ở mũi và hai bên má. Mụn đầu đen cũng có thể chuyển thành mụn viêm nặng nếu không được xử lý đúng cách.

  • MỤN ĐẦU TRẮNG

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắt nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng.
* Đặc điểm: mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.

  • SỢI BÃ NHỜN

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Đây KHÔNG PHẢI là một dạng của mụn, tuy nhiên nó rất thường xuyên bị nhầm lẫn với MỤN ĐẦU ĐEN. Sợi bã nhờn thường nhìn thấy rõ nhất ở vùng mũi và vùng xung quanh mũi và hầu như tất cả mọi người đều có nó. Vậy chúng là gì? Thực chất chúng chỉ là những ống rất nhỏ chứa bã nhờn (sebum) và khi da tiếp xúc với khói, bụi bẩn, môi trường không khí bên ngoài làm oxy hóa nên chúng thường có màu đen và nặn ra sẽ có dang sợi mảnh, trắng. Đó không phải là mụn đầu đen như mọi người lầm tưởng nhưng nếu chúng ta không giữ da sạch, giúp da được thông thoáng đúng mức, chúng sẽ dễ dàng gây nghẽn lỗ chân lông và biến thành dạng mụn đầu đen.

  • MỤN ẨN

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Với loại mụn này, bạn sẽ không nhìn thấy đầu mụn, khiến da hơi gồ ghề, không được mịn màng và da không thể đào thải mụn ra ngoài. Mụn này thường dưới da lâu hơn các mụn khác và chân nó khá sâu vì thế nếu không nặn hết sẽ khiến tình trạng mụn nặng thêm dẫn đến sưng viêm thành mụn u, mụn mủ.

  • MỤN ĐỎ

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Mụn đỏ là loại mụn sưng tấy đỏ và đau, khó thấy được nhân mụn nên khó lấy nhân mụn ra ngoài. Mụn đỏ có khả năng dẫn đến mụn bọc, mụn nang rất cao nếu không được điều trị đúng cách. Vệ sinh da mặt không sạch gây bít lỗ chân lông và thói quen nặn mụn là những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mụn đỏ.

  • MỤN BỌC

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Phân biệt các loại mụn, nguyên nhân hình thành

Mụn bọc là loại mụn viêm khá nặng, sưng to, cứng và đỏ hơn mụn đỏ. Mụn bọc thường chứa nhiều mủ ở bên trong và gây đau nhức, dễ để lại sẹo sau khi lành mụn do viêm nhiễm ăn sâu dưới tế bào da.

=> Các loại mụn đầu trắng, mụn đầu đen các bạn không cần đi spa lấy ra mà vẫn có thể tự chữa trị tại nhà bằng phương pháp deep cleansing oil system (phương pháp làm sạch da với dầu) kết hợp với kem trị mụn đầu đen, mụn ẩn. Tuy nhiên nếu mụn quá nhiều và nhân mụn cứng, các bạn vẫn có thể đến spa để lấy ra bằng dụng cụ lấy mụn chuyên dụng của ngành thẩm mỹ. Nhân mụn sẽ được lấy ra dễ dàng và không để lại thương tổn nào trên mặt bạn. Tuyệt đối tránh tự nặn mụn bằng tay dơ, sẽ dễ dàng bị viêm nhiễm và dẫn đến mụn chuyển biến thành mụn viêm.

=> Cebaceous Filaments (sợi, tuyến bã nhờn): không có cách nào làm chúng biến mất hoàn toàn. Nếu các bạn cố tình dùng những biện pháp mạnh như hút, nặn, miếng lột mụn thì chúng sẽ trở lại ngay lập tức, nhưng vì khi mới quay trở lại chúng vẫn chưa bị oxy hóa trên bề mặt nên vẫn giữ được màu trắng, khó nhận biết được bằng mắt thường, chưa biến thành những chấm đen và dễ gây nhầm lẫn với mụn đầu đen. Tuy không thể chữa trị tuyệt đối nhưng bạn cũng có thể làm giảm sự xuất hiện của các chấm đen này bằng cách xông hơi mặt với thảo dược tuần 1 lần và làm sạch da với dầu cleansing oil (bạn có thể xem thêm bài “làm sạch da với dầu”). Đây là phương pháp làm sạch sâu cho da một cách nhẹ nhàng nhất. Sử dụng thường xuyên (tuần 1 lần) sẽ giảm thiểu được những chấm đen đáng ghét này và giúp phòng tránh mụn đầu đen một cách hiệu quả.

=> Đối với các loại mụn Papules, Pustules (mụn đỏ, mụn mủ): nên sử dụng kem trị mụn giúp giảm sưng, không còn bị viêm, nhân mụn được gom lại và chín cồi. Cồi mụn có thể tự tiêu huỷ dưới tác dụng của kem trị mụn hoặc dễ dàng lấy ra trong quá trình tẩy tế bào chết. Nếu cồi mụn cứng và hơi sâu, các bạn có thể đi spa lấy ra. Tuy nhiên chỉ lấy mụn khi mụn không còn sưng (hết viêm), cồi mụn đã chín cồi, tránh tình trạng mụn viêm nặng thêm và lan sang những vùng da lành khác.

=> Đối với mụn Nodules and Cysts (mụn bọc, viêm nặng): Đây là loại mụn bạn cần đi bác sĩ da liễu để được kê toa thuốc kháng sinh giúp kháng viêm, chống lại sự lây lan của vi khuẩn. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng viêm da của bạn để cho thêm thuốc chích (nếu viêm nặng, có dấu hiệu sốt), thuốc uống, thuốc thoa da (có chứa steroids). Ưu điểm của các loại thuốc trên là tác dụng rất nhanh và mạnh. Nhược điểm là dùng lâu dài sẽ làm da yếu hẳn đi, phụ thuộc thuốc, khi ngưng thuốc nếu giữ gìn và chăm sóc da không tốt sẽ bị mun viêm trở lại với tình trạng nặng hơn, kéo dài hơn. Mụn bọc dạng viêm thường chứa nhiều mủ, có khả năng gây nhiễm trùng sang những vùng da lành xung quanh và khả năng lây lan này rất cao. Đó là lí do tại sao ở Mỹ những trường hợp bị mụn viêm nặng chỉ được sự chữa trị của bác sĩ hoặc chuyên viên thẩm mỹ (được giám sát bởi bác sĩ). Ngay cả việc hút mủ cũng phải có sự đồng ý của bác sĩ sau khi đã khám kĩ lưỡng, giúp tránh tình trạnh lây lan, nhiễm trùng, đẩy vi khuẩn vào sâu hơn. Vì vậy người chuyên viên thẩm mỹ giỏi là người có thể nhận định trường hợp nào có thể hút mụn mủ, trường hợp nào cần từ chối và gửi khách hàng đến bác sĩ.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Trong việc điều trị mụn thì khó nhất đó là phải tìm ra được nguyên nhân bị mụn và từ đó có hướng chữa trị thích hợp. Do mụn có nhiều nguyên nhân và để tìm ra nguyên nhân chính đôi khi phải mất cả thời gian dài vì có những dạng mụn do một vài yếu tố tác động nên lẫn nhau chứ không đơn thuần là 1 nguyên nhân. Sau đây là các nguyên nhân chính gây nên mụn:

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn, thường gặp ở người ở độ tuổi dậy thì hoặc bẩm sinh có tuyền bã nhờn hoạt động mạnh, da dầu.
  • Tế bào chết, bã nhờn, khói bụi tích tụ ở lỗ chân lông và không được làm sạch đúng cách làm cho lỗ chân lông bị tắt nghẽn sẽ hình thành nhân mụn. Các loại mụn khác nhau là do tùy thuộc vào mức độ viêm của nhân mụn.
  • Ăn uống những thực phẩm có tính nóng cũng gây nên mụn.
  • Mụn dị ứng (hay còn gọi là viêm da dị ứng): Có thể do mỹ phẩm - dù mỹ phẩm tốt hay không tốt cũng có khả năng gây dị ứng nếu bạn không phù hợp với 1 thành phần nào đó trong sản phẩm), dị ứng thức ăn, nguồn nước.
  • Mụn do hormone (hoc-môn hay còn gọi là mụn do nội tiết): Đây là 1 trong những dạng mụn khó chữa trị nhất, gây ra bởi sự mất cân bằng hoặc rối loạn nội tiết. Phụ nữ trong thời gian mang thai cũng có thể gặp các triệu chứng của mụn hormone do nội tiết xáo trộn. Ngoài ra thuốc ngừa thai, chế độ ăn uống kiêng khem, stress, mất ngủ cũng là nguyên nhân làm xáo trộn nội tiết.

Dấu hiệu nhận biết mụn do hormone:

  • Mụn thường xuất hiện ở vùng quanh xương hàm và cằm, vùng xung quanh môi.
  • Chu kì kinh nguyệt không đều: đến sớm, đến muộn hoặc mất chu kì trong tháng.
  • Mụn lên nhiều hơn khi sắp đến ngày đầu tiên của chu kì.
  • Các phương pháp trị mụn thông thường ngoài da không có hiệu quả, mụn xuất hiện trở lại sau đợt điều trị. Mụn chỉ có tác dụng với các loại thuộc hormone.
  • Mụn thường là dạng mụn sâu, sưng, đau nhức, không có cồi, miệng.

=> Nếu bạn có các dấu hiệu trên và tin rằng bạn đang bị mụn hormone, cách chữa trị tốt nhất là đến gặp bác sĩ sản phụ khoa (chuyên về nội tiết). Các bạn không nên tự ý uống thuốc hoặc đến gặp bác sĩ da liễu vì mụn của bạn không còn liên quan đến da nữa mà hoàn toàn chịu ảnh hưởng do hormone.

Mụn do sự tích tụ độc tố trong cơ thể: Khi gan, thận, ruột không thể lọc hết các độc tố từ thực phẩm thì chúng sẽ được bài tiết ra ngoài qua da.

=> Khi bạn có hết các triệu chứng hình thành nên mụn do hormone nhưng khi đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết về hormone và vẫn không cho ra được kết quả rõ ràng, mụn của bạn có thể do sự tích tụ độc tố trong cơ thể (dân gian hay gọi nôm na là “gan nóng”). Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để chữa trị (uống thuốc mát gan hoặc cái bài thuốc thải độc cho cơ thể).
Với phương pháp này các bạn cần kiên trì và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian uống thuốc chữa trị, mụn có thể lên nhiều hơn (do cơ thể đang trong quá trình thải độc tố). Lúc này bạn nên kết hợp uống thuốc (chữa trị bên trong) và kem trị mụn (chữa trị bên ngoài). Cố gắng giữ da sạch, thoáng và thường xuyên thực hiện các biện pháp chăm sóc da (dành cho da mụn) để mụn không bị viêm nặng hơn, dẫn đến lây lan sang những vùng da lành.

 Mụn do viêm da dị ứng:
Dị ứng mỹ phẩm (mỹ phẩm lành tính hay mỹ phẩm không lành tính đều có thể gây dị ứng nếu bạn không phù hợp với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm), dị ứng thực phẩm, dị ứng nguồn nước rửa mặt, dị ứng do thuốc, da bị phụ thuộc vào các loại kem có thành phần độc hại, không rõ nguồn gốc.
Viêm da dị ứng được chia thành 3 loại (từ nhẹ đến nặng):

  • Dạng viêm da dị ứng: da ngứa, đỏ (xuất hiện hồng ban), nổi mụn li ti thành từng vùng, có nước hoặc không có nước, mụn không nhân.
  • Dạng mề đay: da sưng, đỏ hơn, ngứa, rát, mụn biến chuyển thành viêm có mủ.
  • Dạng chàm: hồng ban lan rộng, mụn nước nổi li di dày đặc hơn, mặt có cảm giác bỏng, nóng, ngứa, rát, da sạm thành từng vùng thấy rõ. Đây là dạng mà những bạn dùng kem có chứa thành phần corticods lâu năm, lột tẩy quá nhiều. Điều cần làm là phải ngưng ngay lập tức các hình thức tiếp xúc có khả năng gây dị ứng & đến gặp bác sĩ da liễu.

Các tác nhân khác: Mụn do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, stress, mất ngủ, di truyền, da nhạy cảm bẩm sinh, nhạy cảm với các thay đổi của môi trường (như chuyển đi nơi khác sinh sống), nhạy cảm với thời tiết…v.v…: Các dạng mụn này hầu như khó chữa ngoài việc bạn phải tự cân bằng bản thân, chấp nhận sống chung với nó đồng thời luôn giữ da sạch, thông thoáng để hạn chế mụn viêm nặng hơn, lây lan sang những vùng da lành.

Lưu ý:
Sau khi chữa mụn thành công không có nghĩa là mụn sẽ biến mất hoàn toàn , không bao giờ quay lại.
Kem trị mụn chỉ điều trị được mụn, không giúp ngăn ngừa mụn tái phát. Để ngăn ngừa mụn bạn cần đó 1 chế độ chăm sóc da hợp lí với những sản phẩm làm sạch sâu, giúp thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế bã nhờn gây nghẽn lỗ chân lông hình thành nhân mụn.

Đang xem: Dự Đoán Những Xu Hướng Làm Đẹp Nổi Bật Cho Phái Nữ Năm 2024

0 sản phẩm
0
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0 VNĐ
Đóng